Với hình thức góp vốn PPP, tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định phê duyệt chủ trương phương án làm tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương với mức đầu tư hơn 19.500 tỷ đồng.
Hình thức liên doanh này do các nhà đầu tư góp vốn gồm công ty cổ phần T&T, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng giao thông Phương Thành, công ty Phương Trang. Phía đại diện liên doanh cũng đề xuất nhiều phương án kiêu gọi đầu tư từ các quận huyện xung quanh tập trung quỹ đất hình thành nên các khu đô thị, khu công nghiệp mở rộng dịch vụ du lịch ăn uống dọc theo trục tuyến cao tốc đi qua nhằm góp phần xây dựng phát triển tỉnh nhà thúc đẩy nền kinh tế khu vực
Theo phương án được phê duyệt, tuyến cao tốc có điểm đầu giao tại Nguyễn Văn Cừ thuộc thành phố Bảo Lộc – đây cũng là điểm cuối của đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc. Song song đó điểm cuối của tuyến cao tốc nằm tại xã Hiệp Thạnh thuộc huyện Đức Trọng, tại đây cũng kết nối với tuyến cao tốc Liên Khương – Đèo Prenn. Dự kiến đoạn cao tốc này có chiều dài ước tính khoảng 74km.
Bề rộng của tuyến cao tốc được đầu tư 4 làn xe và lòng đường khoảng 25m với vận tốc cho phép 100km/h. Hiện tại dự án đang chuẩn bị triển khai giai đoạn 1, dự kiến tổng đầu tư giải phóng mặt bằng khoảng 619 ha bao gồm: thành phố Bảo Lộc khoảng 67 ha, huyện Bảo Lâm khoảng 44 ha, huyện Dinh Linh khoảng 290 ha và cả huyện Đức Trọng khoảng 215 hecta.
Nguồn ngân sách nhà nước khoảng 77 ngàn tỷ đồng chiếm khoảng gần 40% tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 là 19521 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 – 2025 , ngân sách tỉnh được bố trí khoảng 4000 tỷ đồng và được hỗ trợ thêm 2500 tỷ từ trung ương sẽ được điều chỉnh giảm ngân sách địa phương. Dự kiến bồi thường và bàn giao đất và mục đích sử dụng đất với số tiền dự kiến khoảng 3,7 ngàn tỷ đồng.
Con số khoảng 12 ngàn tỷ đồng là khoảng tiền các nhà đầu tư huy động chiếm khoảng 60% tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án. Trong đó 15% là phần vốn sở hữu tối thiếu của các nhà đầu tư còn 85% phần còn lại là khoảng vốn huy động từ bên ngoài chưa bao gồm phần vốn đầu tư của nhà nước. Phần kinh phí giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng hệ thống công trình công cộng, hệ thống hạ tầng đi kèm do ngân sách nhà nước chi trả vào khoảng 4000 tỷ đồng.
Nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thu hồi vốn phù hợp theo quy định của pháp luật theo hình thức PPP, dự kiến việc đưa ra khung giá, phí sử dụng dịch vụ về giao thông đường bộ được dựa trên khung giá khởi điểm và theo giá của từng thời kỳ theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của người sử dụng dịch vụ. Trong suốt thời gian khai thác, sử dụng dịch vụ cũng như sửa chữa tu bổ lại công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong quá trình sử dụng nhà đầu tư thực hiện thu phí kín. Cao tốc dầu giây – liên khương ra đời đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân, giảm tải áp lực cho quốc lộ 20. Thêm vào đó cao tốc giúp giao thương trở nên thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế Lâm Đồng nói riêng và cả khu vực Tây nguyên nói chung mở ra cơ hội phát triển Lâm đồng trở nên một khu đô thị sáng giá trong tương lại
Xêm thêm: lamia bảo lộc